Kiểm tra hệ thống khí nén và bộ lọc khí máy CMM
Kiểm tra hệ thống khí nén và bộ lọc khí của máy CMM là bước thứ nhất trong quy trình bảo dưỡng máy CMM. Việc này giúp đảm bảo không bị rò rỉ khí và đặt mức áp suất phù hợp cho máy, kiểm tra và thay màng lọc khí định kỳ để tránh bị tắc nghẽn. Hạn chế nguy cơ bị hỏng động cơ hay trục trặc máy móc và sửa chữa kịp thời nếu phát hiện lỗi tại những hệ thống này.
Kiểm tra và làm sạch các trục X, Y, Z của máy CMM
Kiểm tra chuyển động của 3 trục X, Y, Z trên máy xem có hoạt động trơn tru, ổn định hay không. Nếu có vấn đề cần liên hệ ngay với kỹ thuật viên của hãng hoặc những người có chuyên môn cao về CMM để được hỗ trợ khắc phục.
Làm sạch rãnh dẫn hướng của các trục X, Y, Z bằng khăn hoặc giấy lau chuyên dụng và cồn 90 độ. Loại bỏ bụi bẩn trên máy CMM để đảm bảo kết quả các phép đo chính xác nhất và bụi bẩn không gây hư hỏng cho phôi.
Kiểm tra các lệnh điều khiển chính của máy đo 3D
Trước khi sử dụng máy, cần kiểm tra hoạt động của máy CMM bằng cách thực hiện các lệnh điều khiển cơ bản. Điều này giúp bạn biết được máy CMM có đang hoạt động ổn định hay không, có gặp lỗi gì ở phần mềm của máy hay không? Quá trình kiểm tra này giúp tránh được những hư hỏng về phôi hay đầu đo CMM trong quá trình thao tác đo lường trên mẫu vật.
Lưu ý khi bảo dưỡng máy CMM
- Đảm bảo không gian phù hợp để đặt máy CMM, hạn chế tối đa những ảnh hưởng như bụi bẩn và đặc biệt là nước, hơi ẩm, dầu làm mát ảnh hưởng tới kết quả làm việc của máy CMM.
- Đảm bảo nguồn điện ổn định cấp cho máy khi Bảo dưỡng máy CMM
- Luôn giữ sạch sẽ máy CMM bởi máy CMM dễ bị bám bụi nên cần làm sạch máy hàng tuần. Chú ý đến bộ lọc không khí của máy CMM và làm sạch hoặc thay thế khi cần thiết.
- Hiệu chuẩn máy CMM theo đúng khuyến cáo của hãng sản xuất.
Trên đây là những thông tin chia sẻ và hướng dẫn về quy trình bảo dưỡng máy CMM. Mong bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về tầm quan trọng của Bảo dưỡng, hiệu chuẩn máy CMM và những điều cần lưu ý để quy trình bảo dưỡng máy 3D CMM có hiệu quả tốt nhất.