anh nen 2 1

Kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống đường ống dẫn khí y tế

By Chu Ngoc | 2 Tháng Hai, 2024

Kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống đường ống dẫn khí y tế

 

anh 1 chuan

I. Kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống đường ống dẫn khí y tế

Kiểm định an toàn hệ thống đường ống dẫn khí y tế là yêu cầu bắt buộc đã được Bộ LĐTBXH quy định rõ tại Thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH. Các tổ chức y tế, bệnh viện và trung tâm thăm khám chữa bệnh trên toàn quốc bắt buộc phải thực hiện kiểm định.

1. Hệ thống đường ống dẫn khí y tế là gì?

Khí y tế là các loại khí bất kỳ hay hỗn hợp của các loại khí được sử dụng để cung cấp cho bệnh nhân hay thiết bị y tế với mục đích điều trị, gây mê, chẩn đoán, phòng bệnh, nghiên cứu, thí nghiệm… thuộc về lĩnh vực y tế.

Hệ thống đường ống dẫn khí y tế là hệ thống đường ống bắt đầu từ sau van khóa đầu nguồn đến các khối đầu nối mà tại điểm cuối này có thể yêu cầu khí y tế hoặc chân không để sử dụng bao gồm cả phụ kiện đường ống như: các loại van khóa, van 01 chiều, van chặn lửa tạt lại, van điều áp, van an toàn, van xả nước ngưng, xả khí tạp, thiết bị đo kiểm, báo động, khối đầu nối và các phụ kiện khác.

Hệ thống đường ống dẫn khí y tế bao gồm:

  • Hệ thống đường ống dẫn khí Ôxy (hoặc giàu Ôxy);
  • Hệ thống đường ống dẫn không khí nén (để thở);
  • Hệ thống đường ống chân không;
  • Các hệ thống khí khác dùng trong y tế (khí gây mê; hỗn hợp khí ôxy và khí gây mê; khí để truyền chuyển động dụng cụ phẫu thuật).

2. Kiểm định hệ thống đường ống dẫn khí y tế là gì?

Kiểm định đường ống dẫn khí y tế hay còn gọi là kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống đường ống dẫn khí y tế. Là quá trình kiểm tra, đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của hệ thống dựa trên các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành nhằm đảm bảo an toàn khi sử dụng hệ thống.

3. Vì sao phải kiểm định an toàn thiết bị?

Cá nhân, tổ chức có sử dụng hệ thống đường ống dẫn khí y tế, thực hiện việc kiểm định kỹ thuật an toàn thiết bị sẽ có được những lợi ích như:

  • Tuân thủ theo đúng yêu cầu của pháp luật về đảm bảo an toàn thiết bị;
  • Đảm bảo hệ thông được vận hành liên tục;
  • Giảm hao hụt môi chất;
  • Ổn định áp suất khi vận hành;
  • Đảm bảo an toàn cho người vận hành và người sử dụng.

4. Các hình thức kiểm định thiết bị

Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu:

  • Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của hệ thống đường ống dẫn khí y tế theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng lần đầu.

Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ:

  • Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của hệ thống đường ống dẫn khí y tế theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi hết thời hạn của lần kiểm định trước.

Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường:

Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn hệ thống đường ống dẫn khí y tế theo các quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi:

  • Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của hệ thống đường ống dẫn khí y tế;
  • Sau khi thay đổi vị trí lắp đặt;
  • Khi có yêu cầu của cơ sở hoặc cơ quan có thẩm quyền.

II. Quy trình kiểm định hệ thống đường ống dẫn khí y tế

1. Các bước kiểm định thiết bị

Khi kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống đường ống dẫn khí y tế, tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn phải thực hiện lần lượt theo các bước được quy định tại QTKĐ 05-2016/BLĐTBXH bao gồm:

  • Bước 1: Kiểm tra hồ sơ, lý lịch hệ thống đường ống đường ống dẫn khí y tế;
  • Bước 2: Kiểm tra sơ đồ hệ thống đường ống;
  • Bước 3: Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài, bên trong (nếu có);
  • Bước 4: Kiểm tra kỹ thuật thử nghiệm;
  • Bước 5: Xử lý kết quả kiểm định.

2. Thời hạn kiểm định 

  • Thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ của hệ thống đường ống là 03 năm.
  • Đối với hệ thống đường ống đã sử dụng trên 12 năm thì thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ là 02 năm.
  • Đối với hệ thống đường ống đã sử dụng trên 24 năm thì thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ là 01 năm.
  • Trường hợp nhà chế tạo quy định hoặc cơ sở yêu cầu thời hạn kiểm định ngắn hơn thì thực hiện theo quy định của nhà chế tạo và yêu cầu của cơ sở.
  • Khi rút ngắn thời hạn kiểm định, kiểm định viên phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định.
  • Khi thời hạn kiểm định được quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì thực hiện theo quy định của quy chuẩn

3. Quy chuẩn, Tiêu chuẩn áp dụng

STT Tên văn bản
1 TCVN 8022-1: 2009 – Hệ thống đường ống khí y tế – Phần 1: Hệ thống đường ống cho khí nén y tế và chân không;
2 TCVN 7742: 2007 – Hệ thống làm giàu ôxy để sử dụng với hệ thống ống dẫn khí y tế;
3 TCVN 6008 – 2010 – Thiết bị áp lực – Mối hàn yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.

III. Cơ sở y tế cần chuẩn bị gì khi kiểm định?

Để công tác kiểm định được thực hiện thuận lợi, cơ sở y tế cần thống nhất kế hoạch kiểm định và phối hợp giữa tổ chức kiểm định với cơ sở. Chuẩn bị tất cả những giấy tờ, hồ sơ cần thiết liên quan đến nguồn gốc xuất xứ cũng như các thông số kỹ thuật của thiết bị và gửi cho kiểm định viên nghiên cứu, xem xét trước khi tiến hành kiểm định.

  1. Chuẩn bị hồ sơ tài liệu của hệ thống đường ống;
  2. Hệ thống đường ống phải ở trạng thái sẵn sàng đưa vào kiểm định;
  3. Cử người tham gia và chứng kiến kiểm định.
tag