Hieu Chuan Dong Ho Do Dien Tro Cach Dien

Hiệu Chuẩn Máy Đo Điện Trở Cách Điện – Insulation Tester Calibration

By Chu Ngoc | 2 Tháng Hai, 2024

 1.                  NỘI DUNG THỰC HIỆN

6.1 Các phép hiệu chuẩn
PTN Phải lần lượt tiến hành các phép kiểm tra và hiệu chuẩn ghi trong Bảng dưới đây:
TT
Tên phép hiệu chuẩn
Theo điều mục của Quy trình hiệu chuẩn
1.
Hiệu chuẩn điện trở cách điện ( Calibraiton resistance)
Mục 4.1 quy trình 33k2-4-33-1
*Quy trình được tổ chức GIDEP(Government-Industry Data Exchange Program) tại USA phát hành (http://www.gidep.org/).
6.2 Phương tiện hiệu chuẩn
PTN sử dụng các phương tiện dùng hiệu chuẩn ghi trong Bảng dưới đây
TT
Phương tiện hiệu chuẩn
Đặc trưng kỹ thuật đo lường
Áp dụng theo điều mục của QTTN
1.
Điện trở chuẩn (Resistance standard)
Phạm vi đo đến 1TΩ
Sai số : ±0.25% của giá trị cài đặt
7.1.1, 7.1.2
2.
Thiết bị đo điện áp DC
Phạm vi đo đến 5000V
Sai số ≤ 2%
Trở kháng đầu vào ≥ 100MΩ
7.1.1, 7.1.2
 
6.3 Chuẩn công tác/ chuẩn thứ cấp
 Điện trở chuẩn (Resistance standard), Phạm vi đo đến 1TΩ Sai số : ±0.25% của giá trị cài đặt
6.4 Điều kiện hiệu chuẩn
Khi tiến hành hiệu chuẩn  phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
 – Nhiệt độ môi trường: (23 ± 5) 0C
 – Độ ẩm tương đối của không khí không vượt quá:
80 % RH đối với mê gôm mét có điện áp phát ra đến 500 V;
70 % RH đối với mê gôm mét có điện áp phát ra đến 2500 V;
60 % RH đối với mê gôm mét có điện áp phát ra đến 10000 V.
6.5 Chuẩn bị hiệu chuẩn
– Kĩ thuật viên hiệu chuẩn phải đọc hiểu quy trình và hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.
Trước khi tiến hành hiệu chuẩn  phải thực hiện các công việc chuẩn bị sau đây:
– Insulation tester cần hiệu chuẩn cùng với các cuộn điện trở chuẩn và các hộp điện trở chuẩn dùng trong hiệu chuẩn phải được đặt trong môi trường hiệu chuẩn ít nhất 2 giờ
(2h) trước khi tiến hành hiệu chuẩn;
– Các cực nối đất (Ground) của UUT, cuộn điện trở chuẩn và hộp điện trở chuẩn phải được nối đất (Ground); nếu trên UUT, cuộn điện trở chuẩn và hộp điện trở chuẩn có các cực màn (Guard) thì các cực này phải được nối chung với nhau.
– Làm sạch bên ngoài và các cực đo của UUT.
7. Tiến hành hiệu chuẩn
– Nếu nhà sản xuất không đưa ra sai số cho phép và điểm kiểm tra, thì lấy theo hướng dẫn sau:
+ Những giá trị cần hiệu chuẩn đối với Insulation tester chỉ thị kim là những giá trị có ghi số trên thang đo.
+ Những giá trị hiệu chuẩn của Insulation tester chỉ thị số là những giá trị theo nhà sản xuất, nếu không có thì chọn ít nhất 3 điểm giá trị : 10%, 50% và 90 % thang đo
+ Insulation có nhiều mức điện áp thử và nhiều thang đo thì hiệu chuẩn tất cả các mức điện áp thử và thang đo.
7.1 Hiệu chuẩn  điện trở cách điện (Calibration resistance).
7.1.1 Insulation tester hiển thị kim
– Kết nối Insulation tester ( máy đo điện trở cách điện) vào điện trở chuẩn.
– Chọn mức điện áp thử và thang đo của Insulation tester.
Thay đổi giá trị của điện trở chuẩn để Insulation tester lần lượt chỉ thị đến các giá trị cần hiệu chuẩn theo chiều tăng và chiều giảm dần.
– Ghi nhận giá trị theo biểu mẫu hiệu chuẩn BM-HCISL-01.
7.1.2 Hiệu chuẩn Insulation tester hiển thị số
– Kết nối Insulation tester ( máy đo điện trở cách điện) vào điện trở chuẩn.
– Chọn mức điện áp thử và thang đo của Insulation tester.
– Cài đặt giá trị cần hiệu chuẩn trên điện trở chuẩn. vận hành Insulation tester theo hướng dẫn của nhà sản xuất để đo giá trị cần hiệu chuẩn.
– Ghi nhận giá trị theo biểu mẫu hiệu chuẩn BM-HCISL-01.
8. Xử lý kết quả hiệu chuẩn
– Nhập kết quả các phép hiệu chuẩn vào biên bản hiệu chuẩn mẫu BM -HCISL-01 bằng tay theo đúng quan trắc gốc khi thực hiện ở hiện trường, hoặc nhập trực tiếp lên biểu mẫu khi thực hiện tại PTN.
– Tính toán sai số cho phép theo công bố của nhà sản xuất (manual kèm theo máy) hoặc theo APPENDIX B quy trình hiệu chuẩn 33k2-4-33-1.
– Tính toán độ không đảm bảo đo :
Yếu tố ảnh hưởng
Phân bố
Kiểu
ĐKĐB đo chuẩn
Độ tản mạn của số liệu quan trắc
Chuẩn
A
U(Rx)=U1
ĐKĐB Đo của chuẩn
Chuẩn
B
U(Rs)=U2
Độ phân giải, khả năng đọc
Chữ nhật
B
U(δRix)=U3
Hệ số nhiệt của chuẩn
Chữ nhật
B
U(δRtc)=U4
Độ ổn định của chuẩn
Chữ nhật
B
U(Rd)=U5
8.1  ĐKĐB đo do tản mạn số liệu quan trắc (U1)
 – Độ lệch chuẩn S =
  Trong đó Rk : Giá trị đo lần thứ k
 Rtb=   : Giá trị trung bình của n lần đo
 ĐKĐB đo U1=
 Ghi chú : trong quy trình này n=5 lần đo.
8.2 ĐKĐB đo của chuẩn (U2)
Dựa vào giấy chứng nhận hiệu chuẩn, ĐKĐB đo mở rộng của chuẩn là Ucal
U2 =
K: hệ số bao phủ
8.3 ĐKĐB đo do độ phân giải (U3)
U3  =
δRix : Độ phân giải của thiết bị
8.4 ĐKĐB đo do độ ổn định của chuẩn (U4)
U3  =
 độ ổn định của chuẩn
8.5  ĐKĐB đo do nhiệt độ môi trường (U5)
U5 =
  giá trị tuyệt đối của hiệu nhiệt độ môi trường lúc hiệu chuẩn đồng đồ đo điện trở cách điện và nhiệt độ khi hiệu chuẩn thiết bị chuẩn. ( công bố trong giấy chứng nhận hiệu chuẩn của thiết bị chuẩn).
8.6  ĐKĐB đo kết hợp (Uc)
Uc=  ++ +
8.7 ĐKĐB đo mở rộng (U)
U=k.Uc
ĐKĐB đo mở rộng được tính từ ĐKĐB đo chuẩn nhân với hệ số phủ k=2, phân bố chuẩn tương ứng với 95% độ tin cậy. Độ không đảm bảo đo chuẩn được xác định theo tài liệu của tổ chức hợp tác công nhận châu âu EA-4/02.
-Báo cáo hiệu chuẩn được tải lên trang chủ caltek.com.vn theo từng account khách hàng dưới dạng file PDF không chỉnh sửa sau khi đã xử lý kết quả. Chỉ có Lãnh đạo, QLKT, QLCL mới có tài khoản Admin để truy cập và thay đổi.
tag