CONG TY TNHH HIEU CHUAN LTA VIET NAM 13

Diễn tập ứng phó sự cố hóa chất theo NĐ 113-2017 và NĐ 82-2022

By ltavietnam | 26 Tháng Hai, 2024

I. Diễn tập ứng phó sự cố hoá chất

Trong khi các vụ việc liên quan đến hóa chất đang ngày càng gia tăng, đặc biệt là tại các khu công nghiệp với nhiều doanh nghiệp chuyên sản xuất, sử dụng và kinh doanh hóa chất, nguy cơ gặp các tình huống nguy hiểm, sự cố hoá chất cũng tăng cao. Những tình huống này có thể là rò rỉ chất độc, cháy nổ hoặc ô nhiễm không khí bằng các khí độc. Khi xảy ra những sự cố như vậy, quy mô của chúng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài sản và tính mạng con người, do đó, việc thực hiện các diễn tập ứng phó sự cố hoá chất trở nên cực kỳ quan trọng để đề phòng và đối phó với những tình huống xấu trong việc sử dụng hóa chất. Quy định diễn tập ứng phó sự cố hoá chất được quy định tại Nghị định 113/2017/NĐ-CP và Nghị định 82/2022/NĐ-CP.

1. Căn cứ pháp luật quy định diễn tập ứng phó sự cố hoá chất

Luật Hoá chất số 06/2007/QH12

Nghị định số 113/2017/NĐ-CP

Nghị định số 104/2009/NĐ-CP

Nghị định 42/2020/NĐ-CP quy định về Danh mục hàng hoá nguy hiểm, vận chuyển hàng hoá nguy hiểm hằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và vận chuyển hàng hoá nguy hiểm trên đường thuỷ nội bộ.

Nghị định 136/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy chữa cháy

Thông tư 149/2020/TT-BCA hướng dẫn Luật Phòng cháy chữa cháy, Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi và Nghị định 136/2020/NĐ của Chính Phủ.

Thông tư 32/2017/TT-BCT quy định cụ thể và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hoá chất và Nghị định 113/2017/NĐ-CP

Nghị định 82/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 113/2017/NĐ-CP.

2. Diễn tập ứng phó sự cố hoá chất là gì?

Diễn tập ứng phó sự cố hoá chất là một hoạt động mô phỏng tình huống sự cố hoá chất nhằm kiểm tra và đánh giá khả năng ứng phó của nhân viên trong trường hợp xảy ra sự cố thực tế. Đây là một phần quan trọng của quá trình đào tạo và chuẩn bị cho các tình huống khẩn cấp.

3. Quy định về đối tượng tham gia diễn tập phương án ứng phó sự cố hoá chất

Những người cần tham gia diễn tập ứng phó sự cố hoá chất gồm:

– Ban Chỉ huy Ứng phó sự cố hoá chất cơ sở.

– Thành viên đội Phòng cháy chữa cháy.

– Thành viên đội Y tế.

– Thành viên đội Ứng phó sự cố hoá chất.

– Nhà thầu liên quan.

– Các cơ quan, đơn vị liên quan.

– Các đối tượng khác có nhu cầu.

4. Vì sao phải diễn tập ứng phó sự cố hoá chất?

Việc diễn tập ứng phó sự cố hóa chất đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực hoá chất luôn tự chủ và sẵn sàng đối mặt với các tình huống có thể xảy ra trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Đồng thời, việc này cũng nâng cao mức độ an toàn trong công tác quản lý hoá chất tại các đơn vị, với việc thường xuyên đánh giá và định rõ rủi ro, chuẩn bị vật tư và trang thiết bị đầy đủ, và có nhân sự có kinh nghiệm tham gia vào quá trình ứng phó, thông qua việc luyện tập đều đặn.

Từ đó, cả người và tài sản của doanh nghiệp được bảo vệ một cách tốt nhất, đồng thời tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

5. Quy định về diễn tập ứng phó sự cố hoá chất

– Khảo sát, điều tra, đánh giá thực địa tại cơ sở có nguy cơ sự cố hoá chất.

– Khảo sát, thu thập thông tin tại địa phương, khu vực có thể bị ảnh hưởng bởi sự cố hoá chất.

– Giả định các tình huống sự cố hoá chất có thể xảy ra tuỳ theo đặc thù ngành và hoạt động của từng cơ sở.

– Xây dựng tổ chức lực lượng, nguồn lực ứng phó sự cố hoá chất trong và ngoài cơ sở theo tình huống sự cố cụ thể.

– Xây dựng phương án chi tiết từ tạo giả, phân công nhiệm vụ, thông báo báo động, huy động lực lượng, phối hợp triển khai ứng phó, thu dọn hiện trường, báo cáo và rút kinh nghiệm.

– Đề xuất phương án đảm bảo năng lực phòng ngừa, ứng phó sự cố sau khi huấn luyện, diễn tập.

Theo quy định, buổi diễn tập cần được chứng kiến bởi đại diện cơ quan quản lý chuyên ngành trung ương hoặc địa phương. Điều này đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy của quá trình diễn tập và mức độ chuẩn bị của Công ty. Các cơ quan quản lý chuyên ngành có trách nhiệm kiểm tra và đánh giá quá trình diễn tập để đảm bảo tuân thủ quy định và áp dụng các biện pháp an toàn và phòng ngừa hiệu quả.

6. Các bước thực hiện diễn tập phương án ứng phó sự cố hoá chất

⭐ Hướng dẫn và giới thiệu buổi diễn tập

Trước khi bắt đầu diễn tập, người chỉ huy hoặc người điều phối sẽ cung cấp hướng dẫn và giới thiệu về mục tiêu và kịch bản diễn tập biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hoá chất. Điều này giúp tất cả mọi người hiểu rõ nhiệm vụ và kỳ vọng trong buổi tập.

⭐ Tạo tình huống sự cố hoá chất

Trong bước này, người chỉ huy sẽ tạo ra tình huống sự cố hoá chất theo kịch bản đã được xác định trước. Các yếu tố như mức độ nguy hiểm, quy mô sự cố, và tác động lên môi trường sẽ được mô phỏng để đảm bảo tính thực tế. Người chỉ huy có thể sử dụng các phương tiện hỗ trợ như máy móc, thiết bị giả lập, hoặc các tài liệu tham khảo để tăng tính chân thực của tình huống.

⭐ Xây dựng tổ chức lực lượng

Xây dựng tổ chức lực lượng, nguồn lực ứng phó sự cố hoá chất trong và ngoài cơ sở là một yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo sự chuẩn bị và phản ứng hiệu quả trong trường hợp xảy ra sự cố.

⭐ Xây dựng phương án chi tiết

Xây dựng một kế hoạch chi tiết bao gồm tạo giả, phân công nhiệm vụ, thông báo báo động, huy động lực lượng, phối hợp triển khai ứng phó, thu dọn hiện trường, báo cáo và rút kinh nghiệm.

⭐ Tổ chức diễn tập

Sau khi kịch bản được xây dựng, bạn cần tổ chức diễn tập. Điều này bao gồm việc thông báo cho toàn bộ nhân viên và chuẩn bị các phương tiện, thiết bị, và vật liệu cần thiết. Trong quá trình diễn tập, đảm bảo rằng mọi người thực hiện đúng quy trình ứng phó, tuân thủ các quy định an toàn và sử dụng đúng thiết bị bảo hộ. Tạo điều kiện cho mọi người tham gia tích cực, đóng góp ý kiến và học hỏi từ kinh nghiệm của nhau.

⭐ Đánh giá và xử lý sự cố

Trong quá trình diễn tập, các nhân viên sẽ phải đánh giá và xử lý sự cố hoá chất theo kế hoạch và quy trình đã được đào tạo. Điều này bao gồm việc đưa ra quyết định, triển khai biện pháp ứng phó, và tương tác với các đồng nghiệp để giải quyết sự cố một cách hiệu quả. Người chỉ huy có trách nhiệm theo dõi và đánh giá khả năng ứng phó của từng nhân viên để cung cấp phản hồi và sửa đổi nếu cần thiết.

⭐ Phân tích và rút kinh nghiệm sau diễn tập

Sau khi hoàn thành diễn tập, quan trọng là đánh giá và cải thiện quy trình ứng phó. Điều này có thể bao gồm việc đánh giá hiệu quả của diễn tập, nhận xét từ các thành viên tham gia và sửa đổi kế hoạch ứng phó dựa trên những học được từ diễn tập. Quá trình đánh giá và cải thiện này giúp nâng cao khả năng ứng phó của doanh nghiệp và đảm bảo rằng mọi người luôn sẵn sàng đối mặt với sự cố hoá chất. Tất cả các bên tham gia sẽ tham gia vào quá trình này để đánh giá hiệu quả của diễn tập, nhận xét về những điểm mạnh và điểm yếu, và đề xuất cải tiến cho tương lai. Kinh nghiệm và bài học từ buổi diễn tập sẽ được áp dụng vào công việc thực tế để cải thiện sự chuẩn bị và ứng phó trong tương lai.

7. Quy định về tần suất diễn tập phương án ứng phó sự cố hoá chất

Hằng năm, các cơ sở hoá chất phải tổ chức diễn tập phương án ứng phó sự cố hoá chất đã được xây dựng trong Kế hoạch ứng phó sự cố hoá chất theo Nghị định 82/2022/NĐ-CP

Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ban hành ngày 9/10/2017 bởi Chính phủ chưa quy định về việc diễn tập ứng phó sự cố hóa chất cho các cơ sở hóa chất. Do đó, nhiều cơ sở hóa chất đã xây dựng biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất nhưng không tổ chức diễn tập. Khi xảy ra sự cố hóa chất, những cơ sở này thường gặp khó khăn trong việc ứng phó kịp thời, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là đối với những loại hóa chất nguy hiểm như NH3, Cl2, HF, HCl, Xyanua, Metanol, nằm trong danh mục hóa chất yêu cầu xây dựng kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất theo quy định tại Phụ lục IV của Nghị định số 113/2017/NĐ-CP.

Để khắc phục những hạn chế này, Nghị định số 82/2022/NĐ-CP đã bổ sung quy định mới. Theo đó, hàng năm, các cơ sở hóa chất phải tổ chức diễn tập phương án ứng phó sự cố hóa chất đã được xây dựng trong biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất. Trong trường hợp cơ sở hóa chất lưu trữ các hóa chất thuộc danh mục nguy hiểm yêu cầu xây dựng kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất nhưng dưới ngưỡng quy định tại Phụ lục IV của Nghị định số 113/2017/NĐ-CP, diễn tập phải có sự chứng kiến hoặc chỉ đạo từ đại diện cơ quan quản lý chuyên ngành địa phương.

II. LẬP KẾ HOẠCH PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT

1. ĐƠN VỊ NÀO CẦN LẬP KẾ HOẠCH PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 20, Nghị định 113/2017/NĐ-CP, chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, cất giữ và sử dụng hóa chất có ít nhất 01 hóa chất thuộc Phụ lục IV, Nghị định 113/2017/NĐ-CP với khối lượng tồn trữ lớn nhất tại một thời điểm lớn hơn hoặc bằng ngưỡng khối lượng quy định tại Phụ lục này phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất (gọi tắt là Kế hoạch) đối với tất cả các hóa chất nguy hiểm mà dự án có hoạt động.

2. THỜI ĐIỂM LẬP KẾ HOẠCH PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 20, Nghị định 113/2017/NĐ-CP, Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất phải được thẩm định, phê duyệt trước khi chính thức đưa dự án vào hoạt động.

3. CƠ QUAN THẨM ĐỊNH KẾ HOẠCH PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 20, Nghị định 113/2017/NĐ-CP, cơ quan thẩm định, phê duyệt Kế hoạch là bộ quản lý ngành, lĩnh vực (Bộ Công thương).

4. NỘI DUNG KẾ HOẠCH PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT

Theo quy định tại Điều 39, Nghị định 113/2017/NĐ-CP, nội dung của Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố:

  • Thông tin về đặc tính, khối lượng, công nghệ sản xuất, sử dụng hóa chất, đặc điểm điều kiện địa lý, dân cư, môi trường nơi có hoạt động hóa chất.
  • Dự báo các nguy cơ gây ra sự cố và kế hoạch kiểm tra, giám sát các nguồn nguy cơ sự cố hóa chất.
  • Dự báo tình huống xảy ra sự cố hóa chất và các giải pháp phòng ngừa.
  • Năng lực ứng phó sự cố hóa chất bao gồm trang thiết bị, nhân lực, kế hoạch phối lợp với các lực lượng tại địa phương, kế hoạch sơ tán người, tài sản.
  • Phương án khắc phục hậu quả sự cố hóa chất theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

5. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT ĐỐI TƯỢNG CẦN LẬP BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT

Theo quy định tại Khoản 1a, Điều 21, Nghị định 113/2017/NĐ-CP, chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, cất giữ và sử dụng hóa chất trừ trường hợp quy định tại Khoản 2, Điều 20, Nghị định 113/2017/NĐ-CP phải xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất (gọi tắt là Biện pháp) trước khi dự án chính thức đưa vào hoạt động.

6. CƠ QUAN BAN HÀNH BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT

Theo quy định tại Khoản 1b, Điều 21, Nghị định 113/2017/NĐ-CP, chủ đầu tư ra quyết định ban hành Biện pháp và xuất trình các cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu.

7. HỒ SƠ XÂY DỰNG BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp (đối với DN Việt Nam) và giấy phép đầu tư (với DN nước ngoài)
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh và Giấy phép kinh doanh của chi nhánh (nếu có)
  • Hợp đồng thuê đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện PCCC hay Giấy chứng nhận thẩm duyệt và nghiệm thu hệ thống PCCC tại doanh nghiệp
  • Quyết định phê duyệt Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) hay Đề án BVMT hay Cam kết BVMT hay Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn về môi trường.
  • Biện pháp chữa cháy và biện pháp cứu hộ cứu nạn, Biên bản kiểm tra PCCC định kỳ.
  • Bản vẽ mặt bằng tổng thể dự án
  • Bản vẽ Sơ đồ thoát hiểm tổng thể dự án
  • Danh sách tên hóa chất (công thức hóa học nếu có) khối lượng, phiếu an toàn hóa chất của mỗi loại.
  • Bản vẽ các vị trí lưu trữ, bảo quản hóa chất, hiện tại và dự kiến (nếu có) trong mặt bằng dự án. (Cần phân biệt rõ các điểm ngầm, nổi, nửa ngầm.
  • Mỗi vị trí cung cấp thêm thông tin:
  • Diện tích (DxR)
  • Để loại hóa chất gì
  • Số lượng người dự kiến có mặt tại đây
  • Thống kê Các loại bao bì, bồn, thùng chứa hóa chất nguy hiểm (Vật liệu chế tạo, và kích thước), các điều kiện bảo quản về nhiệt độ, áp suất…
  • Danh sách Các phương tiện, hệ thống vận chuyển nội bộ dự kiến sử dụng trong dự án (chi tiết cho tưng khu vực nếu có)
  • Danh sách nhân lực quản lý hóa chất, sơ đồ tổ chức
  • Danh sách trang thiết bị, phương tiện sử dụng ứng phó sự cố hóa chất, số lượng, tình trạng thiết bị cho mỗi khu vực sử dụng
  • Nội quy lưu trữ hàng hóa, xuất nhập hàng hoá.

8. THỜI HẠN LẬP KẾ HOẠCH PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 20, Nghị định 113/2017/NĐ-CP, Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất phải được thẩm định, phê duyệt trước khi chính thức đưa dự án vào hoạt động.

III. Lý do chọn CÔNG TY TNHH HIỆU CHUẨN LTA VIỆT NAM (viết tắt LTA VIỆT NAM)  là đơn vị tổ chức diễn tập ứng phó sự cố hóa chất và lập Kế hoạch, biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất ?

  •  LTA VIỆT NAM đã và đang thực hiện tư vấn xây dựng kịch bản diễn tập ứng phó sự cố hoá chất và lập Kế hoạch, biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh, sử dụng hoá chất trên địa bàn toàn quốc.
  • Chúng tôi được Bộ LĐTBXH chứng nhận có đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động (Hạng C).
  • Bài giảng sinh động, đầy đủ hình ảnh, video, thường xuyên cập nhật kiến thức mới theo Luật và quy định hiện hành.
  • Đội ngũ giảng viên được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm để truyền đạt kiến thức cho học viên.
  • Trang thiết bị hỗ trợ huấn luyện an toàn đầy đủ, hỗ trợ học viên thực hành một cách tốt nhất.
  • Có những khóa học thiết kế riêng theo yêu cầu của từng doanh nghiệp.
  • Hỗ trợ trước và sau khóa học hoàn toàn miễn phí, nhiệt tình và trách nhiệm.
  • Chi phí huấn luyện linh hoạt phù hợp với mọi đối tượng khách hàng.
tag