ai phai huan luyen 2602082411

ĐÀO TẠO, HUẤN LUYỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG

By ltavietnam | 1 Tháng Hai, 2024

Các nhóm an toàn lao động AGK đào tạo

1. Huấn luyện an toàn lao động nhóm 1

 

Đối tượng huấn luyện an toàn lao động nhóm 1

Người quản lý phụ trách công tác ATVSLĐ

  • Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất kinh doanh, phòng, ban, chi nhánh trực thuộc hoặc cấp phó được giao nhiệm vụ phụ trách công tác ATVSLĐ
  • Phục trách bộ phân sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật hoặc cấp phó giao nhiệm vụ phụ trách công tác ATVSLĐ
  • Quản đốc phân xưởng hoặc tương đương hoặc cấp phó giao nhiệm vụ phụ trách công tác ATVSLĐ

2. Huấn luyện an toàn lao động nhóm 2

Căn cứ vào quy mô, tính chất lao động, nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, điều kiện lao động mà người sử dụng lao động phải bố trí người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động hoặc thành lập bộ phận quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở.

  • Đối với cơ sở sản xuất, sinh doanh sử dụng < 50 người lao động phải bố trí ít nhất 01 người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động theo chế đội bán chuyên trách;
  • Cơ sở SXKD từ 50-> 300 người lao động phải bố trí ít nhất 01 người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động theo chế đội bán chuyên trách;
  • Cơ sở SXKD từ 300-> 1000 người lao động phải bố trí ít nhất 02 người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động theo chế đội bán chuyên trách;
  • Cơ sở SXKD từ > 1000 người phải thành lập phòng an toàn, vệ sinh lao động hoặc bố trí ít nhất 03 người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động;

3. Huấn luyện an toàn lao động nhóm 3

Đối tượng cần huấn luyện an toàn lao động nhóm 3 là ai?

Là những người lao động đang làm việc có yêu cầu về nghiêm ngặt độc hại cho người lao động trong  danh mục yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn  ban hành kèm theo thông tư 12/2016 của BLĐTBXH

  • Chế tạo, lắp ráp thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt
  • Vận hành các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt
  • Tháo dỡ, kiểm tra , các vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt
  • Bảo dưỡng, sửa chữa có yêu cầu về nghiêm ngặt
  • Kiểm định kỹ thuật an toàn có yêu cầu về nghiêm ngặt
  • Vận hành sửa chữa, bảo dưỡng, tháo sõ kiểm tra thiết bị thi công xây dựng
  • Lắp ráp, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, vệ sinh các loại máy mài về nghiêm ngặt
  • Các công việc làm việc trên song, trên biển…
  • Chế tạo,vận hành , sửa chữa, bảo dưỡng kiểm tra , thiết bị hang hầm,…
  • Các công việc trong gian hạn chế
  • Các công việc làm vệ sinh công nghiệp, vệ sinh môi trường
  • Các công việc kiểm tra trực tiếp thi công xây dựng công trình
  • Các công việc làm về thi công , lắt đặt, vanah hành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị điện
  • Các công việc làm về hàn cắt kim loại
  • Các công việc làm việc trên cao hoặc nơi leo trèo nguy hiểm
  • Sản xuất sử dụng bảo quản hóa chất
  • Vận hành các thiết bị máy móc nghiêm ngặt
  • 4. Huấn luyện an toàn lao động nhóm 4

    Đối tượng huấn luyện nhóm 4 là ai?

    Việc tổ chức huấn luyện an toàn lao động cho người lao động được phân loại theo từng nhóm đối tượng làm việc khác nhau.

    Đối với đối tượng lao động thuộc nhóm 4 – Nghị định 44/NĐ-CP quy định :

    – Là người lao động trực tiếp tại các doanh nghiệp, đơn vị làm các  công việc không có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động như : Nhân viên văn phòng, kế toán, văn thư, nhân viên bán hàng, bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động….

    5. Huấn luyện an toàn lao động nhóm 5

    ĐỐI TƯỢNG THAM GIA

    – Người làm công tác y tế, cán bộ y tế.

    ĐIỀU KIỆN TỔ CHỨC

    Tổ chức huấn luyện, doanh nghiệp tự huấn luyện được huấn luyện đối với nhóm 5 khi bảo đảm điều kiện hoạt động Hạng A hoặc Hạng B hoặc Hạng C theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này và bảo đảm thêm điều kiện sau đây.

    a) Ít nhất 5 người huấn luyện có trình độ bác sĩ trở lên và có ít nhất 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực có liên quan đến bệnh nghề nghiệp, vệ sinh lao động, sơ cứu, cấp cứu, dinh dưỡng, phòng chống dịch, an toàn vệ sinh thực phẩm.

    b) Đủ trang thiết bị và cơ sở vật chất để phục vụ cho việc huấn luyện lý thuyết, thực hành theo chương trình học; có trang thiết bị thực hành liên quan đến dinh dưỡng, lấy mẫu kiểm tra an toàn thực phẩm, sơ cứu, cấp cứu.

    c) Có tài liệu huấn luyện về y tế lao động, sơ cứu, cấp cứu theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

    6. Huấn luyện an toàn lao động nhóm 6

    Đối tượng cấp chứng chỉ an toàn nhóm 6

    Điều 74 luật an toàn quy định về cán bộ An toàn, vệ sinh viên như sau:

    1. Mỗi tổ sản xuất trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải có ít nhất một an toàn, vệ sinh viên kiêm nhiệm trong giờ làm việc. Người sử dụng lao động ra quyết định thành lập và ban hành quy chế hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên sau khi thống nhất ý kiến với Ban chấp hành công đoàn cơ sở nếu cơ sở sản xuất, kinh doanh đã thành lập Ban chấp hành công đoàn cơ sở.

    2. An toàn, vệ sinh viên là người lao động trực tiếp, am hiểu chuyên môn và kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động; tự nguyện và gương mẫu trong việc chấp hành các quy định an toàn, vệ sinh lao động và được người lao động trong tổ bầu ra.

    3. An toàn, vệ sinh viên hoạt động dưới sự quản lý và hướng dẫn của Ban chấp hành công đoàn cơ sở, trên cơ sở quy chế hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; phối hợp về chuyên môn, kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình thực hiện nhiệm vụ với người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động hoặc bộ phận quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động, người làm công tác y tế hoặc bộ phận y tế tại cơ sở.

tag